Tôi từng nghe nói nhiều và đọc nhiều về chuyện tỉ lệ thầy / thợ ở xã hội ta. Nhân dịp này tôi muốn nói lên vài ý kiến để mọi người cùng suy nghĩ
Thứ nhất là về chuyện tỉ lệ thầy / thợ thực tế ở VN. Mọi người đều nói rằng VN đang đào tạo ra quá nhiều kỹ sư mà có quá ít công nhân, như thế e rằng tạo ra nhiều lệch lạc trong nguồn nhân lực. Cần phải đào tạo nhiều công nhân hơn nữa chăng ? Xin thưa ngay là không cần ! Chắc chắn không cần !! Tuyệt đối không cần !!!
Tôi chỉ đưa ra hai dẫn chứng mà theo tôi là tiêu biểu nhất vì số lượng lớn và mức độ phổ biến của nó, đó là công nhân ngành may và thợ cơ khí. Hàng năm chúng ta tuyển biết bao nhiêu là công nhân may công nghiệp, bạn cứ nhìn số lượng nhà máy may mặc mọc lên ở khắp nơi thì đủ rõ. Người ta may thôi thì thượng vàng hạ cám, áo khoác, áo sơ mi, quần kaki, quần Âu, thậm chí cả quần áo đua xe máy chuyên nghiệp và đua xe Công thức 1 nữa. Yêu cầu của nhà máy là mức độ lành nghề về một công đoạn nào đó, ví dụ vào cổ áo, vào tay áo, viền gấu, là ủi, gấp và cho vào túi nilon. Việc thiết kế tạo mẫu được làm hoàn toàn ở nước ngoài, vẽ lên vải và cắt do 1 hoặc 2 người làm cho mấy chục người may. Mức độ chuyên nghiệp hóa trong ngành may mặc hầu như là tuyệt đối – người may cổ áo không thể nào luồn dây chun cạp quần nhanh và tiết kiệm chun bằng một người chuyên luồn chun, dù luồn chun có lẽ là việc đơn giản nhất trong cả công đoạn làm ra sản phẩm. Nhà máy may cần những người chuyên nghiệp đến từng thao tác! Thế nhưng chương trình dạy ở trường học nghề thì người ta nhồi nhét tất cả mọi công đoạn cho 1 học viên. Người này sẽ phải học từ vẽ (tất nhiên chỉ cần vẽ được quần đùi là đạt yêu cầu rồi) đến cắt vải, đến vào cổ áo tay áo, viền gấu thùa khuyết – và dừng ở đó. Chẳng ai dạy luồn chun, gấp áo và cho vào bao cả. Nhồi nhét chừng 3 tháng, và họ nói với bạn: Cậu đã học xong rồi đấy. Trời ạ, học thập cẩm như thế trong 3 tháng làm sao mà gọi là biết việc được. Cứ thử nghĩ xem một người thợ (đã được đào tạo hẳn hoi như thế!) mà đi xin việc thì doanh nghiệp có thể trả lương cao hơn những người chưa được đào tạo hay không ? Câu trả lời hiển nhiên là không. Vậy chúng ta đào tạo thợ may nữa để làm gì? Để rồi các doanh nghiệp lại mất công đi đào tạo lại từ đầu hay sao? Tình hình thậm chí còn tệ hơn với thợ cơ khí. Các chương trình đào tạo quá lạc hậu so với công nghệ hiện đại và làm cho những thợ cơ khí được đào tạo đôi khi khó tiếp thu công nghệ mới hơn những người chưa được đào tạo. Họ trở thành phái bảo thủ , trong khi những công nhân mới trở thành phái cấp tiến) Các hãng xưởng đâu có cần những công nhân hay cãi ngang – (Hàn như thế thì làm thế nào được !) hoặc còn tệ hơn (Cái ống chỉ hơi méo một tí thôi, để tôi lấy búa đập lại là được. Ngày xưa tôi vẫn làm thế mà !) – họ cần những người công nhân tuân thủ kỷ luật về an toàn lao động, kỷ luật công tác và tác phong công nghiệp hơn là tay nghề 1/7 hay 2/7. Tiếc thay, ít trường đào tạo công nhân kỹ thuật làm được việc này (riêng tôi không biết một trường nào cả). Kỷ luật và tác phong trong trường là cái không đo đếm được, và quý ông hiệu trưởng kia thích báo cáo rằng năm nay đã cho ra trường 1000 thợ tay nghề 2/7, hơn là báo cáo năm nay đào tạo được 500 thợ tay nghề 1/7 nhưng luôn luôn tự giác đeo dây an toàn khi leo lên giàn giáo mà không phải đợi đốc công nhắc nhở!
Hai là tâm lý làm thầy chứ không làm thợ. Nhiều người phê phán tâm lý này. Nhiều bài báo viết về chuyện này. Nào là đổ lỗi cho tâm lý khoa bảng (tức là từ trước thời mồ ma thực dân Pháp !), nào là tâm lý làm quan cho cả họ (tức là đến bây giờ lại càng quá đúng – cứ nhìn Linkton Vina thì biết !). Những cái mà người ta viện dẫn ra đều trật lất – không ai đi học chỉ để được tiếng là ông cử bà cử, người ta đi học để kiếm tiền, kiếm nhiều hơn những người không học. Và rõ ràng là nếu không học mà lên làm quan được thì đã chẳng có chuyện các ông quan thi nhau đi mua bằng, để đến nỗi báo chí phanh phui ra hết vụ này đến vụ khác, từ ngành Giáo dục đến Tòa án và Kiểm sát. Xã hội hiện nay đang cần bằng cấp, và phải tạo điều kiện để người ta có bằng cấp một cách trung thực – nghĩa là có học, có thi, có đỗ tốt nghiệp thì mới có bằng! Vả lại, con người ta ai chẳng có ước mơ. Thiếu gì những người cũng chỉ học trung học ở mức trung bình, nhưng người ta mơ ước đến một tấm bằng Đại học, mơ ước đến những tri thức của nhân loại. Người ta có tiền để có thể mơ ước được 5 năm mà không chết đói. Vậy tại sao lại tìm cách ngăn cản một ước mơ ? Hãy để họ mài cùn ngón tay trên bàn phím, làm mờ đi đôi mắt tinh anh trên màn hình, dù sao thì cũng còn hơn là gạt họ ra khỏi cổng trường đại học để rồi họ gia nhập vào một nhóm thanh niên càn quấy, du thủ du thực, vô công rồi nghề, đêm đêm đi đua xe và ngày ngày đi chat.
Thứ ba, có nhiều quý vị (kể cả báo chí nữa) hay nói theo cái giọng như là đang quy hoạch giáo dục nước nhà: Đấy, thấy thằng X chưa. Nó cũng cử nhân Công nghệ Thông tin đấy, học mấy năm mới ra trường, thế mà bây giờ đi trông phòng chat. Họ hể hả nghĩ rằng đấy là một minh chứng cho việc thừa thãi cử nhân. Họ lấy làm chua xót cho bố mẹ cậu X (Phí bao nhiêu là tiền nuôi nó ăn học!). Họ chì chiết nhà trường và xã hội (Dào ôi, trường mới chả lớp!). Nhưng họ không chịu nghĩ rằng cậu X đi trông phòng chat vì cậu ta chỉ học được mỗi việc chat trong suốt 5 năm đại học của mình. Cơ hội kiếm việc làm lương cao nhiều tiền là hiện hữu cho tất cả mọi người, nhưng không hiện hữu cho một người cụ thể. Hãy để xã hội, các ông chủ, các công ty và hãng xưởng phán xét xem ông cử nào nên bắt tay vào làm Tập sự Quản lý, còn ông cử nào nên mua thang để đi kéo cáp. Thực tế chua xót đấy, nhưng các ông cử phòng chat chẳng thể nào trách các trường Đại học đã thiếu tận tụy với mình, đã không truyền dạy đủ những kiến thức để có thể xin được việc làm ngon lành và tồn tại trong xã hội. Tất cả những việc đó chỉ phụ thuộc vào bản thân từng sinh viên thôi! Tôi không cho rằng chương trình đại học là hoàn hảo, tôi chỉ nói rằng nó công bằng với mọi sinh viên trong phạm vi một trường, và xác suất có việc làm của một SV ra trường phụ thuộc hoàn toàn vào nỗ lực của họ trong suốt những năm Đại học.
Vì thế, xin đừng hô hào là xã hội ta thừa thầy thiếu thợ. Xã hội ta chỉ thừa bằng mua và thiều bằng thật, thừa kẻ ăn cắp ý tưởng và thiếu ý tưởng mới (vụ máy lau nhà là ví dụ gần đây nhất), thừa người dốt và thiếu người giỏi. Còn thầy và thợ thực sự ấy à, cả hai cái đó chưa từng bao giờ có đủ cả, lấy đâu ra mà thừa !!!
Thứ nhất là về chuyện tỉ lệ thầy / thợ thực tế ở VN. Mọi người đều nói rằng VN đang đào tạo ra quá nhiều kỹ sư mà có quá ít công nhân, như thế e rằng tạo ra nhiều lệch lạc trong nguồn nhân lực. Cần phải đào tạo nhiều công nhân hơn nữa chăng ? Xin thưa ngay là không cần ! Chắc chắn không cần !! Tuyệt đối không cần !!!
Tôi chỉ đưa ra hai dẫn chứng mà theo tôi là tiêu biểu nhất vì số lượng lớn và mức độ phổ biến của nó, đó là công nhân ngành may và thợ cơ khí. Hàng năm chúng ta tuyển biết bao nhiêu là công nhân may công nghiệp, bạn cứ nhìn số lượng nhà máy may mặc mọc lên ở khắp nơi thì đủ rõ. Người ta may thôi thì thượng vàng hạ cám, áo khoác, áo sơ mi, quần kaki, quần Âu, thậm chí cả quần áo đua xe máy chuyên nghiệp và đua xe Công thức 1 nữa. Yêu cầu của nhà máy là mức độ lành nghề về một công đoạn nào đó, ví dụ vào cổ áo, vào tay áo, viền gấu, là ủi, gấp và cho vào túi nilon. Việc thiết kế tạo mẫu được làm hoàn toàn ở nước ngoài, vẽ lên vải và cắt do 1 hoặc 2 người làm cho mấy chục người may. Mức độ chuyên nghiệp hóa trong ngành may mặc hầu như là tuyệt đối – người may cổ áo không thể nào luồn dây chun cạp quần nhanh và tiết kiệm chun bằng một người chuyên luồn chun, dù luồn chun có lẽ là việc đơn giản nhất trong cả công đoạn làm ra sản phẩm. Nhà máy may cần những người chuyên nghiệp đến từng thao tác! Thế nhưng chương trình dạy ở trường học nghề thì người ta nhồi nhét tất cả mọi công đoạn cho 1 học viên. Người này sẽ phải học từ vẽ (tất nhiên chỉ cần vẽ được quần đùi là đạt yêu cầu rồi) đến cắt vải, đến vào cổ áo tay áo, viền gấu thùa khuyết – và dừng ở đó. Chẳng ai dạy luồn chun, gấp áo và cho vào bao cả. Nhồi nhét chừng 3 tháng, và họ nói với bạn: Cậu đã học xong rồi đấy. Trời ạ, học thập cẩm như thế trong 3 tháng làm sao mà gọi là biết việc được. Cứ thử nghĩ xem một người thợ (đã được đào tạo hẳn hoi như thế!) mà đi xin việc thì doanh nghiệp có thể trả lương cao hơn những người chưa được đào tạo hay không ? Câu trả lời hiển nhiên là không. Vậy chúng ta đào tạo thợ may nữa để làm gì? Để rồi các doanh nghiệp lại mất công đi đào tạo lại từ đầu hay sao? Tình hình thậm chí còn tệ hơn với thợ cơ khí. Các chương trình đào tạo quá lạc hậu so với công nghệ hiện đại và làm cho những thợ cơ khí được đào tạo đôi khi khó tiếp thu công nghệ mới hơn những người chưa được đào tạo. Họ trở thành phái bảo thủ , trong khi những công nhân mới trở thành phái cấp tiến) Các hãng xưởng đâu có cần những công nhân hay cãi ngang – (Hàn như thế thì làm thế nào được !) hoặc còn tệ hơn (Cái ống chỉ hơi méo một tí thôi, để tôi lấy búa đập lại là được. Ngày xưa tôi vẫn làm thế mà !) – họ cần những người công nhân tuân thủ kỷ luật về an toàn lao động, kỷ luật công tác và tác phong công nghiệp hơn là tay nghề 1/7 hay 2/7. Tiếc thay, ít trường đào tạo công nhân kỹ thuật làm được việc này (riêng tôi không biết một trường nào cả). Kỷ luật và tác phong trong trường là cái không đo đếm được, và quý ông hiệu trưởng kia thích báo cáo rằng năm nay đã cho ra trường 1000 thợ tay nghề 2/7, hơn là báo cáo năm nay đào tạo được 500 thợ tay nghề 1/7 nhưng luôn luôn tự giác đeo dây an toàn khi leo lên giàn giáo mà không phải đợi đốc công nhắc nhở!
Hai là tâm lý làm thầy chứ không làm thợ. Nhiều người phê phán tâm lý này. Nhiều bài báo viết về chuyện này. Nào là đổ lỗi cho tâm lý khoa bảng (tức là từ trước thời mồ ma thực dân Pháp !), nào là tâm lý làm quan cho cả họ (tức là đến bây giờ lại càng quá đúng – cứ nhìn Linkton Vina thì biết !). Những cái mà người ta viện dẫn ra đều trật lất – không ai đi học chỉ để được tiếng là ông cử bà cử, người ta đi học để kiếm tiền, kiếm nhiều hơn những người không học. Và rõ ràng là nếu không học mà lên làm quan được thì đã chẳng có chuyện các ông quan thi nhau đi mua bằng, để đến nỗi báo chí phanh phui ra hết vụ này đến vụ khác, từ ngành Giáo dục đến Tòa án và Kiểm sát. Xã hội hiện nay đang cần bằng cấp, và phải tạo điều kiện để người ta có bằng cấp một cách trung thực – nghĩa là có học, có thi, có đỗ tốt nghiệp thì mới có bằng! Vả lại, con người ta ai chẳng có ước mơ. Thiếu gì những người cũng chỉ học trung học ở mức trung bình, nhưng người ta mơ ước đến một tấm bằng Đại học, mơ ước đến những tri thức của nhân loại. Người ta có tiền để có thể mơ ước được 5 năm mà không chết đói. Vậy tại sao lại tìm cách ngăn cản một ước mơ ? Hãy để họ mài cùn ngón tay trên bàn phím, làm mờ đi đôi mắt tinh anh trên màn hình, dù sao thì cũng còn hơn là gạt họ ra khỏi cổng trường đại học để rồi họ gia nhập vào một nhóm thanh niên càn quấy, du thủ du thực, vô công rồi nghề, đêm đêm đi đua xe và ngày ngày đi chat.
Thứ ba, có nhiều quý vị (kể cả báo chí nữa) hay nói theo cái giọng như là đang quy hoạch giáo dục nước nhà: Đấy, thấy thằng X chưa. Nó cũng cử nhân Công nghệ Thông tin đấy, học mấy năm mới ra trường, thế mà bây giờ đi trông phòng chat. Họ hể hả nghĩ rằng đấy là một minh chứng cho việc thừa thãi cử nhân. Họ lấy làm chua xót cho bố mẹ cậu X (Phí bao nhiêu là tiền nuôi nó ăn học!). Họ chì chiết nhà trường và xã hội (Dào ôi, trường mới chả lớp!). Nhưng họ không chịu nghĩ rằng cậu X đi trông phòng chat vì cậu ta chỉ học được mỗi việc chat trong suốt 5 năm đại học của mình. Cơ hội kiếm việc làm lương cao nhiều tiền là hiện hữu cho tất cả mọi người, nhưng không hiện hữu cho một người cụ thể. Hãy để xã hội, các ông chủ, các công ty và hãng xưởng phán xét xem ông cử nào nên bắt tay vào làm Tập sự Quản lý, còn ông cử nào nên mua thang để đi kéo cáp. Thực tế chua xót đấy, nhưng các ông cử phòng chat chẳng thể nào trách các trường Đại học đã thiếu tận tụy với mình, đã không truyền dạy đủ những kiến thức để có thể xin được việc làm ngon lành và tồn tại trong xã hội. Tất cả những việc đó chỉ phụ thuộc vào bản thân từng sinh viên thôi! Tôi không cho rằng chương trình đại học là hoàn hảo, tôi chỉ nói rằng nó công bằng với mọi sinh viên trong phạm vi một trường, và xác suất có việc làm của một SV ra trường phụ thuộc hoàn toàn vào nỗ lực của họ trong suốt những năm Đại học.
Vì thế, xin đừng hô hào là xã hội ta thừa thầy thiếu thợ. Xã hội ta chỉ thừa bằng mua và thiều bằng thật, thừa kẻ ăn cắp ý tưởng và thiếu ý tưởng mới (vụ máy lau nhà là ví dụ gần đây nhất), thừa người dốt và thiếu người giỏi. Còn thầy và thợ thực sự ấy à, cả hai cái đó chưa từng bao giờ có đủ cả, lấy đâu ra mà thừa !!!
(Viết tháng 11/2005)
câu cuối hay nì! vote 4u!
ReplyDelete