Tuesday, July 26, 2011

Cây cỏ lào.

Trích từ Internet
= = =
Cây cỏ lào (hay còn gọi là bớp bớp, yến bạch, cỏ hôi, cỏ Việt Minh, cây cộng sản, lốp bốp, cây ba bớp, cây phân xanh, cỏ Nhật, tên khoa học: Chromolaena odorata) là loài thực vật thuộc họ Cúc. Đây là một loài cây bụi, có nhiều thân chính và tỏa nhiều nhánh hoặc thân ở gần gốc, tạo thành các tầng. Lá mọc đối, lúc non hình tam giác, dài 5 – 10cm, rộng 3 – 6cm; khi cây trưởng thành, lá biến dạng thành hình quả trám lệch. Đầu lá nhọn, mép có răng cưa thưa, có lông thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và ngọn cành. Vò lá và cành non có mùi thơm hắc. Ở tuổi trưởng thành, cây thường cao từ 0,5 m đến 1,5 m. Tuổi thọ của cây khoảng từ 1 – 2,5 năm.

Ảnh chụp cả cây.
http://fdlserver.files.wordpress.com/2008/07/caybombop.jpg

Ảnh chụp cận cảnh lá và ngọn
http://farm7.static.flickr.com/6008/5973514807_c5bb04d1bd.jpg


= = = =

Đây là một trong những loại cây thuốc có tác dụng cấp cứu, vốn không phải là thế mạnh của thảo dược nói chung. Theo sách vở, cây cỏ lào có tác dụng cầm máu, diệt khuẩn, kháng viêm và chữa bỏng. Để bạn đọc hình dung ra tác dụng của cây này, xin kể hai ví dụ mà tác giả chứng kiến.

Lần thứ nhất là năm 2005, tác giả thái sắn lát để phơi bằng dao thái quay tay. Do sơ xuất nên bị dao cắt vào tay, hớt mất chừng 1/4 móng ngón cái tay trái. Chảy máu khá nhiều, trong vòng 5 phút sau khi bị cắt đã lấy được 3 lá cỏ lào nhai nát rồi buộc vào vết thương. Bản thân vết thương còn chưa kịp rửa nhưng hầu như cầm máu ngay lập tức. 2h sau khi bị thương, tác giả tự chạy xe máy 40km về nhà mà không cảm thấy đau đớn gì. 16h sau khi bị thương, bỏ lá cỏ lào ra và rửa lại bằng nước muối cho sạch rồi băng bằng băng Urgo. Vết thương liền sau khoảng 2-3 ngày, không bị nhiễm trùng.

Lần thứ hai là năm 2007, một công nhân xây nhà bị đổ một nồi nước sôi chừng 20L qua 2 chân. Vết bỏng bắt đầu từ trên mắt cá xuống đến toàn bộ bàn chân. Sau khi sơ cứu bằng cách ngâm liên tục trong nước lạnh, chuyển sang đắp cỏ lào giã nát. Trong vòng 30h sau khi bị thương, người công nhân đã có thể đi lại được tuy vẫn phải quấn băng chặt. 48h sau khi bị thương, vết bỏng chuyển màu đen nhưng không phồng rộp và không nhiễm trùng. 72h sau khi bị thương, vết bỏng đã ổn định, chỉ cần băng nhẹ và dùng thuốc mỡ bôi ngoài chống dính gạc, đi lại sinh hoạt bình thường. Sau khoảng 1 tuần người công nhân bình phục hoàn toàn, chỉ còn hơi có cảm giác tê bì ngoài da.

Qua đó thấy rằng cỏ lào có tác dụng cầm máu và sát trùng vết thương rất tốt, ít nhất cũng tương đương các loại thuốc xịt đắt tiền của Tây y hiện đại. Ngoài ra cỏ lào còn giúp làm lành vết thương, lên sẹo nhanh và chống nhiễm trùng. Công hiệu tốt nhất với các vết thương do vật sắc gây ra (vd. dao cắt).

Tác giả khuyến khích trồng cây cỏ lào trong điều kiện gia đình vì tác dụng cấp cứu của nó. Các vết thương do dao cắt và bỏng thuộc loại vết thương hay gặp nhất, đặc biệt là với trẻ em. Dùng cây cỏ lào, các bạn có thể chữa cho cả 2 loại thương tích này với chi phí hầu như bằng không mà hiệu quả lại cao, bao gồm cả cầm máu, làm lành vết thương và chống nhiễm trùng.

= = =
Đọc thêm: Cập nhật tháng 8/2012

No comments:

Post a Comment