Sunday, August 25, 2013

Tai nạn tàu ngầm K-19 của Liên Xô (phần 4) - hết

Xem các phần khác:

Tai nạn tàu ngầm K-19 (1)
Tai nạn tàu ngầm K-19 (2)
Tai nạn tàu ngầm K-19 (3)
= = =

Nhiễm xạ cấp có những biểu hiện gì? Zateyev mô tả chúng trong hồi ký của mình:

... Triệu chứng đầu tiên là nôn mửa không kiềm chế được, da ửng đỏ ở vùng không được bảo vệ, chừng 15-20 phút sau khi nhiễm xạ. Sau khoảng 1.5-2h, họ bị sưng phù toàn thân. Sưng đến mức không thể mở nổi mắt. Lưỡi cũng bị sưng, tiếng nói chỉ nghe bập bõm. Huyết thanh (màu vàng nhạt) tiết ra từ chân tóc và các chỗ rậm lông trên cơ thể. Tất cả những thứ này đi kèm với đau đớn, mất khả năng vận động và bất tỉnh cho đến chết. Những người nhiễm xạ nhẹ hơn sẽ không cảm thấy gì trong vài ngày đầu, cho đến khi xuất hiện các triệu chứng ...

... Thiếu úy Korchilov, Thượng sĩ Ordochkin, Trung sĩ Kashenkov hy sinh ngày 10/7. Thủy thủ Savkin hy sinh ngày 12/7. Thủy thủ Kharitonov – ngày 13, thủy thủ Penkov – ngày 15. Tất cả chúng tôi cho rằng số phận tương tự đang chờ đợi mình, chỉ còn là vấn đề thời gian. Không phải hôm nay thì là ngày mai ...


Thuyền phó Vladimir Yenin và hai người khác được cứu sống, nhờ việc ghép tủy rồi sau đó lọc máu. Người ta cho rằng quy trình này là hy vọng cuối cùng cho các nạn nhân đã nhận liều phóng xạ chết người. Yuri Povstyev, người phát hiện ra sự cố, và Boris Ryzhikov tử nạn vì quy trình điều trị họ bị đảo ngược – đầu tiên họ được lọc máu rồi sau đó mới ghép tủy! Ngoài 8 người hy sinh ngay sau tai nạn, tổng cộng có 14 người khác hy sinh trong vòng 2 năm.

>Những người khác bị nhiễm xạ ở các cấp độ khác nhau. Họ được các bác sĩ ghi nhận mắc phải "hội chứng suy nhược sinh dưỡng" – để che giấu nguyên nhân thực của vụ tai nạn. Đến khi giải nghệ và ra khỏi quân ngũ, họ cũng không dễ dàng gì để tìm một công việc mới. "Suy nhược sinh dưỡng" hóa ra lại là một dạng bệnh tâm thần! Ngay cả khi họ được vinh danh vì những gì đã trải qua, một đô đốc hải quân vẫn tỏ vẻ coi thường. Người ta cho là ông đã nói: "Đó chỉ là một tai nạn. Ngay tại Leningrad này, chúng tôi bị tông xe suốt ấy mà!".

Do những sự cố bất thường liên tiếp xảy ra cả trong giai đoạn chưa hạ thủy, người ta cho rằng K-19 là một con tàu bị ma ám:



  • 1958: hỏa hoạn khiến hai người thiệt mạng. Sáu phụ nữ chết ngạt trong lúc dán lớp cách nhiệt. Một thợ điện bị ống chụp tên lửa đè chết. Một kỹ sư ngã vào giữa hai khoang của tàu và chết sau đó.
  • 1959: hỏa hoạn khiến ba người thiệt mạng trong lúc thi công khoang dằn.
  • 10/1959: hạ thủy và rửa tội con tàu. Thuyền trưởng cấp 3 Panov (lẽ ra phải chọn một phụ nữ làm việc này) ném chai sâm panh vào thành tàu nhưng nó trượt đi và rơi xuống đất nguyên vẹn. Đây được coi là điềm gở.
  • 1/1960: nhầm lẫn khi đổi gác đã khiến đội thủy thủ bẻ cong các thanh điều khiển phản ứng hạt nhân. Người ta phải tháo tung cả lò phản ứng ra để sửa lại. Các sĩ quan liên quan bị thuyên chuyển và thuyền trưởng Panov bị hạ bậc.
  • từ 7/1960 đến 11/1960: thử nghiệm trên biển bị gián đoạn vì thủng khoang chứa lò phản ứng. Thuyền trưởng cho thổi khoang dằn chính để nổi lên khẩn cấp. Nguyên nhân: thợ làm hỏng một miếng lót đệm. Do bị cọ xát, họ phải sơn lại toàn bộ bên ngoài tàu.
  • 12/1960: hỏng hệ thống làm mát lò phản ứng. Điều chuyên gia đến sửa ngay trên biển, mất một tuần. Xử lý được tai nạn này là kinh nghiệm vô giá cho thủy thủ đoàn K-19, giúp họ tránh được những thiệt hại (có thể nặng nề hơn nhiều) ở vụ sau.
  • 1961: nắp đậy ống phóng bị bật ra khi đang lắp tên lửa, một thủy thủ thiệt mạng.
  • 7/1961: tai nạn lò phản ứng, nói đến trong bài viết. Sau vụ này, thủy thủ gọi tàu bằng biệt hiệu "Hiroshima".
  • 11/1969: va chạm với USS Gato của Mỹ tại biển Barents. Vụ va chạm làm hư hại toàn bộ hệ thống sonar và ống phóng ngư lôi trước.
  • 2/1972: hỏa hoạn khi đang ở độ sâu 120m. Nguyên dân: dầu thủy lực rò rỉ và bắt lửa. Tổng cộng 28 thủy thủ thiệt mạng, 12 người khác bị nhốt trong khoang ngư lôi phía sau. Người ta kéo tàu về cảng rồi mới giải cứu các thủy thủ. Họ đã sống 24 ngày trong khoang chật hẹp, không ánh sáng, không sưởi ấm.
  • 11/1972 và 11/1978: hỏa hoạn, không có thương vong.
  • 8/1982: chập điện, một thủy thủ thiệt mạng.
  • 4/1990: ngừng hoạt động.


(Hết)

3 comments:

  1. Comment vào để chú biết có người đọc mà có động lực viết tiếp.

    Ngô Thế Hùng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn chú. Anh bắt đầu thấy có động lực rồi đấy, mỗi tội bây giờ chưa có chủ đề hihihi.

      Delete