Sủng Máng là một xã thuộc huyện Mèo Vạc, nhưng nằm về phía huyện Yên Minh, trên đường từ Hà Giang đến Mèo Vạc. Xã này trước kia được xếp vào diện thoát nghèo, nhưng từ năm 2010 lại quay lại xã nghèo, do nâng mức chuẩn nghèo. Xã có khoảng 3000 dân, hầu hết (>90%) là người Dao.
Cũng như các nhà dân khác ở Hà Giang, tường đá xếp là một phần của nhà ở. Hầu hết là xếp đá hoàn toàn, nhưng lác đác cũng có nhà dùng thêm vữa (hồ). Những bức tường đá xếp này cực kỳ chắn chắn, tồn tại qua nhiều thế hệ.
Nhà dân ở đây khoảng phân nửa là xây gạch, phân nửa là đắp đất, còn gọi là nhà tường chình.
Để xây loại này, người ta trộn đều đất sét với một ít sỏi đá, cho nước vửa đủ thành 1 thứ hỗn hợp. Sau đó kẹp 2 miếng ván lại, cho hỗn hợp vào giữa rồi đầm (chình) kỹ từng lớp một. Kết quả là được 1 mảng tường đất dày khoảng 50-60cm, rất ít cửa sổ. Mái lợp bằng ngói âm dương.
Trong những dự án hỗ trợ trước đây, chính quyền cấp cho dân bể nước, một con bò và lợp mái nhà bằng fibro cement. Những bể nước như thế này còn nhìn thấy rất nhiều.
Trẻ em chơi ở tận dưới thung lũng, chỗ vườn bắp cải. Vườn rau này cần có nước tưới nên phải làm ở chỗ thấp.
Người lớn làm việc trên vách đá, có vẻ là trồng ngô. Ngô này không cần tưới nên họ tận dụng những kẽ đất nhỏ giữa các mỏm đá để trồng.
Vào trường học của xã. Trường xây mới năm 2009, thuộc loại rất hiện đại to đẹp của khu vực.
Trẻ em nội trú trong trường. Hôm nay được nghỉ lễ, không phải đi học
Trường hiện đại thế nhưng không có nhà vệ sinh / nhà tắm. Các thầy cô giáo chỉ có một khe nhỏ che bằng mảnh nilon để làm khu tắm, còn mọi thứ khác đều tiến hành ngoài trời!
Làm việc với nhà trường và chính quyền địa phương. Người ngồi tận cùng bên phải là thầy giáo hiệu phó.
Người đứng là bí thư đảng ủy xã Sủng Máng.
Trao quà và tiền hỗ trợ.
Cả đoàn lên đường đi tiếp. Xin phép được bày tỏ lòng kính trọng với các thầy cô giáo ở Sủng Máng và ở tỉnh Hà Giang, họ vẫn bám trụ để dạy học cho những trẻ em vùng cao, cho dù những điều kiện sinh hoạt tối thiểu còn chưa có đủ.
No comments:
Post a Comment