Nôm na ra là việc đặt pát (password). Pát phải bé - để gõ vào cho nhanh, phải dễ nhớ, để đừng có quên – thời đại thông tin này mà quên pát thì nhẹ nhất là mất tiền, nặng có khi đi tù oan. Cái này tác giả tự thân kiểm chứng, đừng có ai cãi (kẻo đến ngày tự dưng vào hộp vẫn không biết tại sao lại vào hihihi).
Đầu tiên là chỗ cất pát. Mịa sách nói pát là phải nhớ, nhớ thế cóc nào được. Giờ này ai cũng phải hàng chục pát, lớn bé đủ cả. Cái thì đổi 3 tháng 1 lần, cái thì đổi năm 1 lần, cái thì không đổi. Không viết ra thì có họa tài thánh mới nhớ được. Viết ra thì phải cất. Nếu dùng máy desktop, cách hay nhất là dùng giấy dính (stick note) dán vào mặt sau bàn phím. Khi nào cần gõ pát, chỉ cần lật bàn phím lên là đọc được. Xong mình lại đặt bàn phím xuống như thường, đố ai biết là mình có pát dán ở bên dưới.
Máy laptop thì cách này không dùng được, vì hay mang đi mang lại, để trong cặp hoặc ba lô. Chỉ rút ra rút vào 2 lần là bay mất giấy. Vì thế nên phải sáng tạo. Máy laptop nào cũng có 1 cái hộc bé. Ngày xưa hộc này để lắp card PCMCIA. Máy đời mới hộc này để lắp Express Card (xem hình chụp, phía trên cổng eSATA).
Bây giờ mọi việc trở nên đơn giản, viết pát ra giấy rồi nhét vào đây là xong. Pát lúc nào cũng có, không sợ rơi mất mà cũng không sợ quên. Quá đơn giản phải không ?
Bạn nào làm theo 2 hướng dẫn trên đây thì nhớ để lại tên và cám ơn mình nhé hihihi.
Sau phần chỗ cất là phần đặt pát. Sách bảo rồi, kỵ nhất cách đặt pát là ngày tháng năm sinh của mình. Đến nỗi nhiều site phải chặn bằng cách cấm các pát chỉ có toàn chữ số, kiểu 260477 hay 26041977. Ấy thế mà vẫn có bọn lách luật bằng cách đặt pát kiểu 26apr77. Bó tay với bọn này luôn.
Kỵ thứ nhì là đặt pát bằng tên bồ. Lúc đặt thì không sao, lúc có bồ mới là loạn bà nó hết cả lên. Không hiểu pát của mình là LanHuong hay ThuMai. Thường pát chỉ thử sai 3 lần là bị khóa, mà số lượng bồ thì chắc chắn vượt xa con số đó, tính từ các em thuở ngồi bô. Ấy là chưa kể, nếu như có việc khẩn mà phải đọc pát cho bồ mới (ví dụ để gửi mail gấp chẳng hạn) là coi như xong hàng. Sẽ tha hồ bị nó cấu chí, “Con DiemMai là thế nào với anh?”, tự nhiên khai ra, không cái ngu nào bằng.
Kỵ thứ ba là thách thằng khác phá pát của mình. Nhiều người chủ quan nghĩ pát của mình là thiên hạ vô đối, bố thằng nào phá được. Tác giả có lần phá pát người khác trong vài phút. Số là hôm đó bạn mình có cái phone mới, mình cầm lên xem thì bị khóa code 4 số. Bảo bạn ấy nhập số cho mình thì bạn ấy đỏng đảnh, đố mình mở được. Mình nhìn cái screen saver của bạn ấy có hình 2 thằng con mà bực mình, bèn nhập đại mấy lần vào. Máy thấy nhập sai nhiều quá, hỏi: có hiển thị câu nhắc bí mật không? Mình ấn OK luôn, máy hỏi, “Đứa thứ hai sinh năm nào?”. Quá dễ như ăn gỏi, có hình đứa bé ở đó, mình đoán loanh quanh tầm 1999 đến 2001, thử cái rẹt là ra. Xong đưa phone unlocked cho bạn ấy xem, mặt mình vênh lên như cái bánh đa nướng! Không phải nói mặt bạn NTM lúc đó nom thế nào.
Kỵ thứ tư là đặt pát vô nghĩa. Vụ này thì mình không bao giờ quên được. Đang đi công tác thì em thư kí gọi điện, anh ơi máy treo rồi. Treo à, em boot lại cho anh nhé. Anh ơi, boot lại rồi nhưng giờ nó hỏi pát, anh đọc pát cho em với.
Gãi đầu gãi tai xong, mình dõng dạc đọc pát cho em nó, một cái pát cực kỳ vô nghĩa:
“Lợn và Bưởi, viết liền, không dấu!”
Chắc anh chàng viêt bài về pát này mua máy tính ở Chợ Lớn (Sài Gòn) hay chợ Bưởi (Hà Nội), tất cả viết không dấu!
ReplyDelete