So sánh
Huy Đức với Thái sử công Tư Mã Thiên có lẽ quá khập khiễng, nhưng không hiểu
sao đọc Bên thắng cuộc tôi lại cứ liên tưởng đến Sử ký.
Có phải
vì cả hai cuốn cùng viết về những sự kiện lịch sử của một quốc gia ? Có phải vì
cách thức và thời gian bỏ ra để thu thập sự kiện có nhiều nét tương tự ?
Nhưng văn
phong của Huy Đức có thể nói là rất giống văn phong của Tư Mã Thiên, ở cái kiểu
học tập cách dùng chữ của Kinh Xuân thu. Chỉ thêm bớt một chữ, một từ mà hàm ý
khen chê của tác giả hiện lên đậm nét. Khi Huy Đức dùng chữ “Tuẫn tiết” cho
chương viết về các sĩ quan của Việt nam Cộng hòa tự sát trước thềm ngày
30/4/75, tôi không nghĩ mọi độc giả cần phải đọc hết nội dung cả chương để hiểu
ý anh định nói gì.
Tên của
các chương khác cũng vậy. Khi nói đến những hành động sau năm 1975, Huy Đức đặt
tên chúng rất bình thường, như Đốt sách, Cạo râu. Nhưng với những cụm từ khác,
Huy Đức đặt trong ngoặc kép, “Ngụy Quyền”, “Ngụy Quân”, “Phản động”, “Thăm nuôi”,
“Học tập”. Không khó để nhận ra đâu là sự thật và đâu là tuyên truyền.
Cũng một
thủ pháp như Tư Mã Thiên khi đặt Lưu Bang cạnh Hạng Vũ, nói về Lý Tư mà nghĩ về
Triệu Cao, thì Huy Đức cũng viết Hai gia đình tư sản, hay đặt Lê Đức Thọ bên Võ
Văn Kiệt. Chưa đến mức đầy ắp sự kiện như Sử ký, nhưng Thắng cuộc được xây dựng
hầu hết trên việc đưa ra sự kiện mà không, hoặc chỉ có rất ít bình luận. Thật
ra, Sử ký cũng vẫn có mục Lời bàn của Thái sử công kia mà.
Còn quá sớm
để nói rằng Bên thắng cuộc sẽ trở thành một cuốn biên niên sử. Nhưng ít nhất,
Huy Đức đã ghi lại một phần những thất bại của nhân dân, xung quanh cuộc nội
chiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Thành thật cảm ơn anh, Nhà báo Huy Đức !
No comments:
Post a Comment