Monday, July 4, 2011

Khảo cứu vài thành ngữ có nguồn gốc từ bài tổ tôm

Khảo cứu vài thành ngữ có nguồn gốc từ bài tổ tôm: thập thành, cửu vạn, chi chi, bát sách.

Thập thành: bài ù có đủ 10 chắn. Dùng trong các cụm từ như "ăn chơi thập thành", "gái đĩ thập thành", ám chỉ người thông thạo đủ mọi thói hư tật xấu (ặc, mình cố mãi cũng chỉ được 3 thành như cụ Tú Xương).

Cửu vạn: báo chí thường dùng chữ này trong các cụm từ như "đội quân cửu vạn", "toán cửu vạn nữ", etc. Quân bài "cửu vạn" có hình người vác hòm đồ. Vì vậy được dùng như "phu khuân vác", ám chỉ người làm việc chân tay nặng nhọc.

Chi chi: chỉ có một thành ngữ là "Nhũn như con chi chi". Chi chi là quân bài bé nhất trong bộ bài, vì thế thành ngữ "Nhũn như chi chi" ám chỉ người biết mình thấp kém / yếu thế hơn người khác. Cũng có người nói "Chi chi" là tên một loài cá thân mình mềm nhũn, nhưng xem ra không hợp lý.

Bát sách: dùng trong thành ngữ "gàn bát sách", ám chỉ người hành xử / nói năng khác người. Không có chỗ nào lý giải được rõ ràng. Có người nói là vì quân bát sách vẽ hình một cô gái ngậm tẩu, nên cho đó là thói gàn dở.

1 comment:

  1. Những quân bài tổ tôm có nguồn gốc từ đâu không ai rõ, mọi người thường đàm luận về trò chơi chắn trong https://chanvanvan.com/dien-dan-choi-chan/goc-dam-luan.41/ các bác có thể tham khảo nguồn gốc, luật chơi, ý nghĩa nhwungx quâ bài chắn - tổ tôm ở đây

    ReplyDelete