* Vụ tai nạn bí ẩn của tàu ngầm K-129 (phần 2)
* Vụ tai nạn bí ẩn của tàu ngầm K-129 (phần 3)
* Vụ tai nạn bí ẩn của tàu ngầm K-129 (phần 4)
Ngày 24 tháng 2 năm 1968, trong lúc lẽ ra phải tiến hành sửa chữa, một tàu ngầm Liên Xô được lệnh xuất phát, để thực thi nhiệm vụ tuần tiễu bình thường. Không ai tự hỏi tại sao tàu lại buộc phải lên đường gấp gáp như vậy. Việc nó chở theo 11 hành khách vô danh ngoài cơ số 83 người thủy thủ đoàn cũng không gợi lên sự chú ý, ngoại trừ các thủy thủ phải chia sẻ chỗ ở vốn dĩ chật hẹp của mình.
Vào thời gian đó, Chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh điểm. Năm 1962, Liên Xô quyết định đưa tên lửa hạt nhân vào lãnh thổ Cuba để trả đũa việc Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ. Với hành động này, thủ đô của hai cường quốc cùng bị đặt trong tầm bắn của vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhân loại cận kề hiểm họa thế chiến 3, một quyết định bất cẩn sẽ bị bên kia coi là hành vi tuyên chiến trực tiếp và rõ ràng. Dù sau đó đã có những thỏa thuận để Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba, phía Mỹ liên tục "mở to mắt" đề phòng mối đe dọa hạt nhân những chiếc tàu ngầm thoắt ẩn thoắt hiện – vốn khó đánh chặn hơn nhiều so với vài quả tên lửa từ giếng phóng cố định.
Chiếc tàu mà ta đang nói tới mang số hiệu K-129, thuộc Dự án 629 mà NATO gọi là lớp Golf. Dù về sau bị thay thế dần bằng lớp tàu ngầm Hotel (nổi tiếng với chiếc K-19 The Widowmaker), các kỹ sư Liên Xô đã có những thành tựu đáng kinh ngạc. Lớp Golf được thiết kế với động cơ điện-diesel để giảm tiếng ồn, thoạt tiên mang tên lửa hạt nhân loại phóng khi tàu nổi trên mặt nước. Sau đó họ đã cải tiến lại tàu để có thể mang loại tên lửa hạt nhân SSN 5 Sark, cho phép phóng thẳng từ dưới nước ở độ sâu lên tới 60m. Với cải tiến này, đối phương còn lại rất ít cơ hội phát hiện ra (và đánh chặn tàu) trước khi tên lửa rời bệ phóng. Tuy chỉ mang được 3 tên lửa (mỗi tên lửa một đầu đạn) và 2 ngư lôi hạt nhân, song một chiếc Golf thừa sức gây thiệt hại bằng 2 trận Trân Châu Cảng.
Để đảm bảo bí mật, nhìn chung các tàu ngầm hoạt động độc lập trong hầu hết thời gian. Chúng đôi khi nổi lên gần mặt nước, trao đổi thông tin ngắn gọn với căn cứ rồi lại vội vàng lặn xuống để tiếp tục nhiệm vụ. Mỗi lần như vậy gọi là một phiên liên lạc.
Tàu K-129 được lệnh thiết lập phiên liên lạc với trung tâm chỉ huy khi nó đi qua kinh tuyến 180, và một phiên nữa được ấn định vào lúc tới khu vực tuần tiễu. Theo kế hoạch, nhiệm vụ kết thúc vào ngày 5 tháng 3, sau đó tàu quay về căn cứ ở Kamchatka.
Vì một lý do đến nay chưa rõ, K-129 bỏ qua cả hai phiên liên lạc này. Lo ngại về chiếc tàu bị mất tích và vũ khí hạt nhân có thể rơi vào tay đối phương, Hải quân Liên Xô đã phải tung ra một chiến dịch tìm kiếm cứu hộ quy mô chưa từng có trong lịch sử. Họ không biết rằng từ vài ngày trước, phía Mỹ đã âm thầm đánh dấu vị trí vụ tai nạn, và có lẽ với đôi chút diễu cợt, nhìn tàu Liên Xô lùng sục cách đó hàng trăm km!
Dựa trên
thông tin từ wikipedia.org, pravda.ru, strategypage.com, mikekemble.com, navyfield.com,
phim The Phantom (2013) và các website khác. Biên tập và hiệu đính: oaht uv.
Đăng tiếp đi bạn,có vẻ hấp dẫn đó.
ReplyDeleteTrời viết bao nhiêu lâu mới được chừng đó thôi bạn ơi kakaka!
DeleteHay lam ban oi. Tiep tuc viet phan 2-3-4-5-6 nhe :-).
ReplyDeleteCho vài ngày nữa để viết ... Case này lằng nhằng lắm ...
DeleteCác bạn này chôm bài của mình lên báo mạng hihihi.
ReplyDeletehttp://tinngan.vn/K129--tau-ngam-bac-phan-cua-Lien-Xo-P1_0-150-0-446351.html
Bắt được cả bạn này cũng xào xáo bài của mình, thảo nào đọc quen ghê !!!
Deletehttp://tinnhanh.baodatviet.vn/K129_-_tau_ngam_bac_phan_cua_Lien_Xo_%28P1%29-446351.html