Monday, November 3, 2014

Mang đồ cho trẻ em A Mú Sung



Tiếp theo chuyến đi Sàng Ma Sáo năm ngoái, năm nay nhóm tình nguyện tiếp tục lên đường với chuyến đi đến xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tìm xã này trên bản đồ rất dễ, vì nó là nơi sông Hồng bắt đầu vào Việt Nam. Trước điểm này, cả hai bờ sông Hồng là đất Trung Quốc. Từ đây trở đi cho đến thành phố Lào Cai, một bên bờ là của VN còn bên kia vẫn là TQ.

Khoảng 70% dân số xã là người Mông, 20% là người Dao, một ít người Hà Nhì và người Kinh. Họ có thể tự túc được lương thực, song không có thu nhập cố định nào khác. Lúc rỗi, nhiều người đi sang bên kia biên giới làm thuê cho chủ Trung Quốc, việc thời vụ như chặt hạ chuối, đào hố trồng cây, làm ngày nào nhận công ngày đó. Không có đường sang, dân tìm chỗ nông tự lội qua rồi lại lội về. Không quá đói, nhưng nghèo.

Chưa từng có chuyến nào lại gom nhiều hàng như chuyến này: áo khoác, quần ấm, ủng, chăn, gối, màn chống muỗi, sách vở, bóng đá, mì tôm, TV cũ, bình lọc nước, bột canh i-ốt, bột giặt … cộng 38 món, to nhỏ lớn bé khác nhau, chất đầy 2 xe tải loại 2 tấn. Công tác chuẩn bị kéo dài hơn 2 tháng, từ việc lấy danh sách học sinh, tìm nguồn tài trợ, lựa chọn nhà cung cấp, … cho đến tập kết hàng hóa, lập kế hoạch chuyến đi và mượn bộ đàm liên lạc (vùng núi ít có sóng điện thoại). 

Mất 3 buổi để các tình nguyện viên đóng gói, phân loại đồ, chia theo từng điểm trường và một tối khuân đồ lên xe tải. Có một ông bạn đi công tác ở HN cứ rủ mình đi nhậu, nhưng buộc phải từ chối – đúng hôm đóng đồ lên xe!

Ba giờ chiều, ra đến đầu đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. 



Đoạn gần Hà nội đường có 4 làn xe và 2 làn dừng, ở giữa có xây dải phân cách. Lên qua Yên Bái, chỉ còn 2 làn đường và 2 làn dừng, giữa có kẻ vạch vàng chứ không còn dải phân cách nữa.



Đoàn đi khá đông người, đại diện của một số nhóm các nhà tài trợ. Ngoài ra có 2 xe của một nhóm bác sĩ đi cùng, họ tổ chức khám sàng lọc cho trẻ em trong xã. Trên đó báo về dự kiến khoảng 12 trường hợp cần khám tư vấn. Đoàn có mang theo ít thùng mì làm quà riêng cho các bệnh nhân.

Đến Lào Cai tầm 18h30, ăn tối rồi đi ngủ. Sáng hôm sau 5h dậy, 5h30 xuất phát đi A Mú Sung, khoảng 8h đến nơi. Xe tải đã chờ sẵn, cả đoàn khuân đồ xuống rồi chia ra. 


Một số thứ sẽ để lại các điểm trường chính, ví dụ bột canh, TV, mì tôm. Một số thứ chia tận tay các cháu như áo khoác ấm, quần ấm, ủng, ruốc v.v. Chia đồ rối như canh hẹ, may quá cuối cùng cũng xong. Hàng đã lên đủ các xe con, chuẩn bị tỏa đi các ngả. Tổng cộng có 10 điểm trường, nên phải chia 5 nhóm, mỗi nhóm chở hàng cho 2 điểm, tùy số học sinh nhiều ít và xa gần mà nhóm có thể có 1 xe hoặc 2 xe.


Nhóm của mình đi hai điểm trường Lũng Pô 1 và Lũng Pô 2. Thôn Lũng Pô chính là cực bắc của xã A Mú Sung, nơi sông Hồng bắt đầu đi vào Việt Nam.




Xong việc, trên đường đi ra chụp với bia kỷ niệm Lũng Pô.


Về nơi hạ trại ban đầu. Thấy dân kéo đến khám bệnh ùn ùn. Không biết có phải vì thấy được thùng mì tôm không, mà thấy không có bệnh gì cũng kéo nhau đi khám. Làm mình chạy đi vác thêm mì mấy bận - may còn dự trữ chiến lược trên xe!

Tối về ngủ nhờ ở đồn biên phòng. Đã có liên lạc chuẩn bị từ trước nên các anh biên phòng dọn cho một khu ngủ riêng. Tắm được ở chỗ các anh một cái tỉnh cả người.

Đây là đồn chính. Các điểm gác tuần tra nằm rải rác trên xã A Mú Sung và xã Nậm Chạc. Đồn trưởng cho lính tự trồng rau ăn, nuôi lợn gà, đào ao thả cá theo bậc thang. 




Đi qua mấy cái ao này là đến sông Hồng. Chỗ cái cầu phía hậu cảnh là đất TQ - đó là một đường cao tốc, về sau sẽ nối vào tuyến Hà nội – Lào Cai (trên Google Maps có thấy đường này).

Trong khuôn viên đồn có một khu tưởng niệm liệt sỹ. Toàn là lính đồn này, hy sinh trong khoảng từ năm 1979 cho đến 1999. Số hy sinh năm 1979 là nhiều nhất, toàn tân binh mới nhập ngũ nửa năm, có người vài tháng.


Nghe ông lính kỳ cựu nhất đồn kể lại, hôm 17-2-1979 đồn trưởng và chính trị viên đi họp, chỉ còn 2 đồn phó ở nhà. Cả đồn lúc đó chỉ có vài khẩu AK47 cho sĩ quan cầm, lính dùng cái súng gì mình nghe không thủng luôn. May có dân quân tự vệ của mỏ đồng gần đó, thế nào nó lại có khẩu 12 ly 7 mang ra thổi. Quân TQ nghe thấy ổ hỏa lực bên kia to hơn lại tưởng là đánh nhầm chỗ, bên kia mới là đồn chính, nên nó quay sang tẩn nhau với dân quân. Nhờ thế một số lính kịp rút lên núi.

Năm 1984 cũng có một trận to, sáu lính của mình bị TQ hốt gọn, không ai thoát.


Mình bận cầm lái, không chụp được nhiều. Ảnh cuối là cả nhóm của xe mình, chụp ở cột mốc biên giới. Mỏm đất bên trái và dãy núi sau lưng đều là đất TQ, chỉ có chỗ mình đứng là đất VN. 



(Hết).

3 comments:

  1. Oi, ban minh co mot ky niem that dep nhan ngay sinh nhat nhi :-). Ghen ty qua co.

    Cho to hoir may cau ngu ngu:

    1. Neu cao toc Hanoi - Lao cai ma noi vao high way cua thang Chinese thi neu chien su xay ra, bon mat day do no chay vao den HN chi mat khoang 2 gio thoi a ?

    2. Song Hong doan A Mu Sung - Lao Cai chinh la bien gioi tu nhien giua hai nuoc phai khong ?

    Xem anhr nghia trang, doc bai viet cua Black Viva thay rung rung va nghen ngao lam. Cam on da chia se thong tin.

    Bai tho cua Duong Soai kem voi bai viet nay se rat hay:

    Gửi em ở cuối sông Hồng.
    Dương Soái

    Anh ở Lào Cai
    Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
    Tháng Hai, mùa này con nước
    Lắng phù sa in bóng đôi bờ

    Biết em năm ngóng, tháng chờ
    Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
    Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
    Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

    Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
    Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
    Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
    Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

    Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
    Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
    Em ra sông chắc em sẽ thấy
    Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
    ...
    Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
    Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
    Là niềm thương anh gửi về em đó
    Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.


    ReplyDelete
    Replies
    1. 1. Uh đây là dự án phát triển chung, để cho Côn Minh của TQ có đường ra biển. Bây giờ họ có thể xuất hàng biển qua đường này về Hải Phòng / Quảng Ninh, VN mình ăn phí dịch vụ. Còn nếu lỡ oánh nhau thì chắc cũng khối cách chặn. Như cái cầu bên đất TQ mà mình chụp trong hình kia, thổi cho vài phát là bay.

      2. Uh, chính là biên giới tự nhiên giữa 2 nước đấy .

      Delete
  2. La~nh dao ta ma` co' tam lo`ng to^'t nhu* ca'c ba.n thi` ho. ddo*~ kho^? ro^`i .
    Ca'm o*n .

    ReplyDelete